• 07/11/2013 16:41:52 | 991 lượt xem

Du lịch Lào Cai bạn nên biết

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Việt Nam. Diện tích tự nhiên: 8.057,08 Km2
Vị trí địa lý nằm ở các điểm:
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.
- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang.
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.

Ðịa hình:

Có thể phân thành 2 vùng tự nhiên khác nhau:

- Vùng cao là vùng có độ cao trên 700m trở lên, vùng này được hình thành từ những dãy núi khối lớn với 2 dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi. Phía hữu ngạn sông Hồng là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ có nhiều đỉnh cao: Phan Xi Păng: 3.143m; Tả Giàng Phình: 3.090m; Pú Luông: 2.938m... Ðịa hình vùng núi cao thuộc khối nâng kiến tạo mạnh có độ chia cắt sâu từ lớn đến rất lớn và chia cắt ngang từ trung bình đến rất mạnh (Từ cấp 1,5km/ Km2 đến 2,5km/ Km2). Ðộ dốc địa hình khá lớn chủ yếu từ 150 đến 200. vùng núi cao là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc: H'mông, Dao; Hà Nhì; Phù Lá; Kháng La; La Chí...

- Vùng thấp chủ yếu là thung lũng dọc ven sông, ven suối lớn địa hình máng trũng có bề mặt dạng đổi. Bên cạnh thung lũng dọc sông Hồng và thung lũng Mường Than (Lớn thứ 3 vàng tây Bắc) là các thung lũng nhỏ hẹp bị bao bọc bởi các sơn nguyên, dãy núi đây là nơi cư trú của các dân tộc Tày, Thái, Nùng, giãy, Lự, Bố y, Mường...

Khí hậu:

Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu. Do tính trùng lặp thì phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Thông qua các hoạt động kinh tế có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng mười đến tháng ba năm sau, còn mùa mưa bắt đầu từ tháng tư đến tháng chín.

Vùng cao nhiệt độ trung bình từ 15oC đến 20oC, lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000mm.

Vùng thấp nhiệt độ trung bình từ 23oC đến 2oC, lượng mưa trung bình từ 1.400mm đến 1.700m.

Tuy 2 mùa cơ bản nhưng khí hậu Lào Cai rất đa dạng chính là tài nguyên quý cho sự phát triển đa dạng của hệ thực vật và động vật ở các địa phương.

Dân số, dân tộc.

Dân số: 622.000 người, mật độ dân số 77 người/ Km2 (Nguồn Cục thống kê tỉnh cấp đến 31/12/2001).

Dân tộc: 27 dân tộc anh em chung sống (Việt, H'Mông, Tày, Dao, Thái, Nùng, Dáy, Phù Lá, Kháng, La Ha, Hà Nhì, Bố Y, Lào, Mường, Hoa, La chí...) trong đó đồng bào các dân tộc chiếm tỷ lệ gần 70% dân số trong tỉnh.

Nằm ở biên giới Tổ quốc, tỉnh Lào Cai có hơn hơn 20 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có vốn văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Cùng với xu thế giao lưu và hội nhập, các dân tộc Lào Cai luôn chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Dưới đây là một vài hình ảnh về những nét đẹp văn hóa của các dân tộc Lào Cai.

Đi đâu, chơi gì?

Thác huyền thoại Tình yêu

 

Thác Tình yêu nằm ở xã San Sả Hồ, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4 km về hướng Tây Nam và cách đèo Ô Quí Hồ ước chừng 3km theo đường chim bay. Nơi đây có trái núi xẻ đôi, đồng thời cũng là điểm bắt đầu của hành trình tour Du lịch leo núi chinh phục đỉnh Phan - Xi - Păng.

Hang động Tả Phìn

Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12 km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H'mông cư trú.


Sapa - Bức tranh sơn thuỷ hữu tình
 
 

Ở phía Tây – Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, ở độ cao 1.600m so với mặt nước biển, là một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.

Thành cổ Nghị Lang

 

Thành cổ Nghị Lang được xây dựng vào những năm 1527 – 1533 là một trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả vùng sông chảy đầu thế kỷ XVI.

Thắng cảnh Hang Tiên

Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Hai bên là cánh rừng nguyên sinh, phủ lên cảnh quan một miền khí hậu trong lành mát mẻ. Những dòng suối nhỏ từ trên cao đổ xuống như dải lụa, mở ảo, lất phất như mưa bay. Dòng nước như người thợ điêu khắc, lành nghề đục vào vách đá tạo nên những đài sen nổi, những nhũ đá muôn hình vạn dạng. Kia là chú voi đang cúi đầu uống nước, đây là con đại bàng cất cánh bay lên… và hội tụ lại thành bồn tắm thiên nhiên kỳ thú. Nơi đây chính là suối Tiên.

Thác Tà Lâm ở Mường Khương

 

Thác Tà Lâm là ngọn thác nguồn đẹp nổi tiếng trên sông Nậm Thi. Thác nằm phía tây huyện Mường Khương.
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Hai bên là cánh rừng nguyên sinh, phủ lên cảnh quan một miền khí hậu trong lành mát mẻ. Những dòng suối nhỏ từ trên cao đổ xuống như dải lụa, mở ảo, lất phất như mưa bay. Dòng nước như người thợ điêu khắc, lành nghề đục vào vách đá tạo nên những đài sen nổi, những nhũ đá muôn hình vạn dạng. Kia là chú voi đang cúi đầu uống nước, đây là con đại bàng cất cánh bay lên… và hội tụ lại thành bồn tắm thiên nhiên kỳ thú. Nơi đây chính là suối Tiên.

Sa Pa: mùa hoa nở

 

 

Từ vài chục năm qua, Sa Pa vẫn được các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp lẫn những người săn ảnh tài tử lui tới nhiều nhất để chụp ảnh phong cảnh, chụp cảnh sinh hoạt cũng như trang phục rực rỡ của các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô...

Bí ẩn quanh bãi đá cổ Sa Pa

Nằm lọt trong thung lũng Mường Hoa, bao bọc là những núi cao trên dưới 2.000m, bãi đá cổ lớn gợi sự chú ý với nhiều bản khắc phong phú.

Các Lễ Hội:

* Lễ hội Lồng Tồng ở Tả Van: cứ tháng Giêng hàng năm, tại bản Tả Van (Sapa, Lào Cai) sẽ diễn ra lễ hội Lồng Tồng. Trong ngày này, thung lũng Mường Hoa ngập tràn trong sắc màu. Người dân từ các bản làng diện trang phục đẹp nhất về dự hội. Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội cầu cho quốc thái, dân an, cầu thần nông ban cho nông dân mưa thuận gió hoà, thóc lúa đầy bồ, ngô khoai sắn đầy kho, cầu cho ngành nghề được mở mang, đời sống nhân dân được ấm no.

 

* Ngày Tết của người Dao Tuyển Mỗi mùa xuân về, đồng bào các dân tộc chuẩn bị để đón tết đầm ấm. Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Táo về trời báo cáo một năm làm ăn phát đạt và dọn dẹp nhà cửa đón năm mới đến.

* Phong tục vui Tết đón Xuân của người vùng cao Lào Cai Mỗi khi xuân về, đồng bào các dân tộc lại nô nức đón xuân với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt là ở vùng cao Lào Cai, nơi có 25 dân tộc anh em sinh sống.

 
 
* Lào Cai: Tưng bừng những lễ hội "trên mây" Mặc dù tiết trời giá rét, thậm chí có ngày dưới 5 độ C, sương mù dày đặc, nhưng sau Tết Mậu Tý, các lễ hội của đồng bào vùng cao Lào Cai vẫn được tổ chức tưng bừng theo đúng lịch đã định, thu hút đông đảo người dân tham gia.
 

* Lễ hội roóng poọc của người Giáy (Lào Cai) Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyên SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.

* Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày - Bắc Hà diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồn nước trong nhất bản - rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội.

* Tết nhảy người Dao đỏ: khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm, lễ hội Tết nhảy - một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ - sẽ được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.

* Lễ cúng Thần Nông của người Dao Tuyển Người Dao tuyển ở Lào Cai cư trú chủ yếu tại các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà và thành phố Lào Cai; so với các dân tộc khác, người Dao tuyển có tỷ lệ dân số cao, người dân còn lưu giữ được nhiều sắc thái văn hoá đặc trưng như văn học dân gian, tín ngưỡng dân gian, phong tục theo chu kỳ đời người… trong “di sản sách cổ” của người Dao tuyển.

* Lễ cơm mới và hội hoa chuối của người Xa Phó (Văn Bàn) Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã được nhiều người biết đến bởi vùng đất này là một trong số ít địa phương của cả nước có nhiều rừng nhất, đồng thời có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch sinh thái.

Di tích lịch sử

Di tích cách mạng Soi Cờ - Soi Giá.

Bảo Thắng là một huyện có bề dày về truyền thống cách mạng, có hệ thống di tích lịch sử khá phong phú và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Ngày 24/7/2007, Khu căn cứ cách mạng Soi Cờ - Soi Giá thuộc xã Gia Phú đã được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
 
Tác giả: Nguyễn Thị Vân
Nguồn tin: www.dulichxanh.com.vn

Các bài viết khác

BACK TO TOP