• 17/01/2018 10:57:38 | 1079 lượt xem

Du lịch lễ hội Hà Nội-Lảnh Giang- Chùa Chuông- Chử Đồng Tử- Tiên Dung- Bát Tràng- Hà Nội 1 ngày

Ưu điểm chương trình: 

Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Đồng Tử - Tiên Dung, những con người không tham danh vọng, không màng phú quý vinh hoa, suốt đời chỉ tìm đến với những cái đẹp trong thiên nhiên, khai phá tạo dựng những bãi bồi phù sa đã đi vào cõi bất tử trong tâm linh của người dân đất Việt.
 
Chương trình chi tiết: 
Sáng: Xe và Hướng dẫn viên Dream Travel đón Quý khách tại điểm hẹn và khởi hành đi Duy Tiên - Hà Nam. Trên đường đi, Đoàn dừng chân nghỉ ngơi, ăn sáng ( chi phí tự túc). Sau đó, tới Đền Lảnh Giang (còn gọi là Đền Cửa Công, Đền Cờ), bên hữu ngạn sông Hồng. Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối, truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn. Đồng thời cũng thờ công chúa Tiên Dung - con vua Hùng vương thứ 18
Sau đó, Quý khách qua Cầu Yên Lệnh, về với TP Hưng Yên, thăm lại di tích Phố Hiến
Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Hiện vật còn lại của Văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (phủ Tiên Hưng trước kia thuộc Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình).
Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ, đời Trần, Trạng nguyên Nguyễn Kỳ người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu, triều Mạc. Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.
Chùa Chuông được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng". Chùa Chuông có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ". Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ. 
Trưa: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng. 
Chiều: Sau khi ăn Trưa và nghỉ ngơi, Xe đư đoàn về thăm quan ngăm cảnh và dâng hương tại đền Chử Đồng Tử Tiên Dung. Quang cảnh đền như hiện nay là một kiến trúc quy mô lớn, mặt quay hướng chính Tây, nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên mà kế đó, thuộc địa phận huyện Thường Tín (Hà Tây) có ngôi đền Ngự Dội để ghi đấu nơi Tiên Dung dừng thuyền rồng tắm thuở nào.
Tổng thể kiến trúc đền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, hình chữ nhật có tổng diện tích 18.720m2, bao gồm 18 nóc nhà lớn nhỏ. Con số này là sự gởi gắm ý tưởng của người xây dựng nhằm nhắc nhở người đời sau nhớ tới thiên tình sử của nàng Tiên Dung công chúa vừa tròn 18 tuổi, diễn ra vào đời Hùng Vương thứ 18.
Thu hút sự chúý của du khách hành hương là các pho tượng, đặc biệt là các pho tượng đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân đặt ở Hậu Cung. Các pho tượng đều được đúc bằng đồng, mặt tượng được sơn màu da, kẻ mắt và có độ cao ngang bằng nhau. Hiện nay trong đền còn có ba pho tượng như thế này nữa đặt ở cung Đệ Tam.
Tiếp tục hành trình, Đoàn tới Làng gốm Bát Tràng. Quý khách tự do đi chợ gốm Bát Tràng phong phú với hàng triệu mặt hàng, chợ gốm sứ quy tụ từ con thú đất nung nhỏ xíu cho đến chiếc lọ lục bình có giá chục triệu. Không chỉ đến mua bán, du khách còn được người dân làng cổ Bát Tràng giới thiệu công nghệ, tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống. 
17h00: Quý khách lên xe về Hà Nội. Về tới điểm hẹn ban đầu, kết thúc chương trình thăm quan, chia tay và hẹn gặp lại Quý khách.
 
 Tour bao gồm:
Xe ô tô chất lượng cao đưa đón theo chương trình ( 10- 15 khách đi xe 16 chỗ, 16- 28 khách đi xe 30 chỗ, 29- 40 khách đi xe 45 chỗ).
Một bữa ăn trưa theo chương trình mức 120.000 đồng / khách.
Hướng dẫn viên nhiệt tình chu đáo theo đoàn hết hành trình tham quan.
Vé tham quan vào cửa một lần tại các điểm du lịch theo lịch trình.
Bảo hiểm du lịch mức trách nhiệm 20.000.000 đồng/ người/ vụ.
Nước uống, khăn lạnh trên xe cho du khách.
 
Tour không bao gồm:
- Thuế VAT
- Các chi phí cá nhân

 
 

Quang Binh & Miền Trung:  0232.3868666 | 0232.3836333   M: 090 3295 730

Huế / Đà Nẵng: 097282 4444 | 0988 262616

Email: info@dulichxanh.com.vn | sales@dulichxanh.com.vn

Các bài viết khác

BACK TO TOP