• 24/10/2014 15:31:20 | 1280 lượt xem

Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á”

Tham dự hội thảo có 170 đại biểu trong nước và quốc tế, trong đó có 48 nhà khoa học, nhà nghiên cứu nước ngoài đến từ 17 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 100 nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý văn hóa trong nước.

 

 

Đây là hội thảo khoa học quốc tế về khảo cổ học dưới nước đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, và là cơ hội lớn để Việt Nam trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu cảnh quan môi trường cổ vùng biển và cận biển; các loại hình di tích tàu đắm; ứng dụng các phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu di sản văn hóa biển; chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa biển; tăng cường hợp tác nghiên cứu về khảo cổ học dưới nước...

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh: Hội thảo lần này sẽ  mở ra triển vọng cho sự hợp tác nghiên cứu, sự trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt là các nhà khảo cổ học Việt Nam với các nhà khảo cổ học quốc tế để cùng nhau xây dựng các chương trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khảo cổ học nói chung và khảo cổ học dưới nước nói riêng, hướng tới công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, tuyên truyền nhận thức về di sản văn hóa cho cộng đồng…

Trong phần đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, nhấn mạnh: Mặc dù là một quốc gia rất giàu tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước nhưng Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo vệ, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản này.

Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo, PGS. Mark Staniforth, Đại học Flinders của Australia thành viên Ủy ban quốc tế về các công trình tưởng niệm và di tích-Ủy ban quốc tế về Di sản văn hóa dưới nước (ICOMOS-ICUCH) cho rằng: “Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, trên “con đường tơ lụa” trên biển” với sự giao thương của nhiều nước trên thế giới. Do đó, tiềm năng khảo cổ học dưới nước ở ViệtNamlà rất lớn và bao gồm những loại hình di tích chìm ngập có niên đại hàng chục nghìn năm… Do vậy, để khai thác, quản lý và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa dưới nước cần gắn với giáo dục cộng đồng, tăng cường sự tham gia của cộng đồng; đồng thời tiến hành ở nhiều cấp độ bao gồm xã, huyện, thành phố, tỉnh, khu vực, quốc gia, quốc tế và được hướng dẫn bởi những chuẩn mực đạo đức, mô hình lập pháp, hiến chương và công ước quốc tế nhằm đạt được sự thực hiện tốt nhất. Sự hợp tác được xem là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của khảo cổ học dưới nước ở khu vực ViệtNamnói riêng và Đông Nam Á nói chung”.

Trong dịp hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đến tham quan đảo Lý Sơn và tìm hiểu khu vực Vũng Tàu (thuộc vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), nơi được mệnh danh là “Nghĩa địa tàu cổ”.

BACK TO TOP