• 11/11/2013 10:51:37 | 1065 lượt xem

Những điều lưu ý khi đi du lịch Myanmar

Du lịch Myanmar - Khá gần gũi với Việt Nam, Myanmar đang là tour được nhiều du khách trong nước lựa chọn bởi không quá xa và giá tour cũng không quá cao. Song cũng như nhiều đất nước châu Á có nền văn hóa phong phú khác, phong tục tập quán Myanmar cũng có nhiều điều thú vị mà bạn cần tìm hiểu trước khi lên đường. Myanmar nằm ở phía tây bán đảo Trung Nam, với diện tích 676.581km2, thủ đô là Rangoon (Yangon), dân số gần 50 triệu người với 135 dân tộc, trong đó dân tộc Myanmar chiếm 65% dân số. 80% dân số Myanmar theo đạo Phật. Ngôn ngữ chính thức của Myanmar là tiếng Myanmar. Trong các công sở tiếng Anh cũng được dùng tương đối phổ biến. Đơn vị tiền tệ: đồng kyat. Myanmar là một quốc gia Phật giáo, các công trình kiến trúc và văn hóa của Myanmar mang đậm màu sắc tôn giáo. Tháp Phật có ở khắp mọi nơi, nổi tiếng nhất là tháp vàng Shewedagon ở thủ đô Yangon và một quần thể chùa thờ Phật gồm hơn 200 ngôi chùa ở Bangan. Khí hậu ở Myanmar đều có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Các địa danh du lịch chủ yếu là thủ đô Yangon, thành phố Bagas và Mandalay. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và lòng hiếu khách của con người Myanmar luôn để lại cho du khách ấn tượng khó quên. Chùa White Queen Elephent ở Mandalay - Myanmar
Đến thăm Myanmar cũng nên tìm hiểu đôi điều về lịch sử đất nước này. Năm 1044, vua Arolong thành lập bá quyền ở Myanmar. Năm 1287, dân tộc Bangladesh nắm quyền đến thế kỷ 16. Năm 1826-1885, thực dân Anh chiếm đóng toàn bộ Myanmar. Năm 1948 Myanmar tách khỏi Anh, trở thành nước cộng hòa độc lập. Năm 1990, sau bầu cử đa đảng quân đội vẫn nắm quyền. Đến năm 1995, các cuộc phản loạn của các dân tộc thiểu số kết thúc theo phương thức đình chiến. Khí hậu Myanmar có ba mùa. Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa thu thích hợp cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày lẫn đêm, còn ở Bangan và Mandalay trời lại rất ít mưa. Từ tháng 11 đến tháng 2, khách du lịch đến Myanmar rất đông vì thời gian này ít mưa, khí hậu ôn hòa. Vào các tháng 5, 7, 9 rất ít khách du lịch đến Myanmar. Bạn cũng cần biết những qui định tối thiểu về hải quan khi nhập cảnh vào Myanmar: chỉ được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu và một lọ nước hoa, nếu có ngoại tệ mang theo phải khai báo vào đơn. Khi xuất cảnh, hải quan Myanmar kiểm tra rất kỹ các hành lý mang theo, nếu mang theo ngoại tệ thì lượng ngoại tệ này không được vượt quá lượng ngoại tệ  đã mang vào khi nhập cảnh. Nếu mang hành lý vượt khỏi qui định hải quan Myanmar thì bạn sẽ bị tịch thu và phạt tiền. Phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn của Myanmar là taxi với giá cả hợp lý. Để tránh không bị hớ giá xe taxi, bạn cần liên hệ với công ty du lịch. Nếu có thời gian rỗi, một loại phương tiện giao thông thú vị khác để bạn ung dung thưởng ngoạn cảnh đẹp Myanmar chính là xe ba bánh. Phong tục tập quán của người Myanmar có nhiều nét văn hóa khá thú vị.
Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào. Hồ Kandawyi ở trung tâm Yangon
Về tập tục ẩm thực, người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa ăn nhẹ. Trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn. Người dân Myanmar rất yêu chim chóc. Con trâu cũng được trọng vọng. Gặp phải một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy qua trước. Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép. Người Myanmar cũng có một phong tục kỳ lạ: để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên 5 tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của vòng bụng người con gái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar. Trung tuần tháng tư là ngày hội té nước. Lễ hội này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các nước theo đạo Phật ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Vào ngày hội té nước, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, theo truyền thuyết té nước vào nhau để rửa bệnh tật, xua đuổi tà ma. Ngày hội đốt đèn vào tháng mười, tương đương với Tết Trung thu ở Việt Nam, đốt đèn để chào đón Phật tổ trở về từ niết bàn. Ngày hội này kéo dài ba ngày, nhà nhà đều đốt đèn, đốt pháo. Còn có ngày hội lớn khác là ngày hội độc lập của Myanmar vào ngày 4-1 hằng năm. Về nghệ thuật, vũ điệu cổ điển của Myanmar rất nổi tiếng, chủ yếu dùng tay, đầu và eo múa trên nền nhạc truyền thống. Nguồn: Baodulich
 
Tác giả: Nguyễn Long Ninh
Nguồn tin: Báo Du Lịch

Các bài viết khác

BACK TO TOP