• 13/12/2013 16:18:06 | 1964 lượt xem

Du lịch động Thiên Đường

   Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng” (theo wikipedia). Như vậy Động Phong Nha và Động Thiên Đường đều nằm trong Khu Vực Phong Nha – Kẻ Bàng, có điều động Thiên Đường mới được khám phá từ năm 2005 và đem vào khai thác du lịch từ ngày 03/09/2010 bởi Tập Đoàn Trường Thịnh. Động Thiên Đường và Động Phong Nha đều được kiến tạo bởi những tảng núi đá vôi, trải qua hàng trăm triệu năm với những biến đổi địa chất trong động hình thành nên những lớp thạch nhũ mang hình dáng và màu sắc huyền ảo. Trong cái chung đó mỗi động lại đan xen những vẻ đẹp đặc thù riêng: Nếu như Động Phong Nha có Động Khô và Động Ướt thì Động Thiên Đường lại ưu thế về quy mô và đa dạng hình tượng tạo thành.

   Đa số người Việt Nam từng tham quan cả cả hai động đều nhận xét rằng: Đã đi thăm động Thiên Đường thì đừng tốn chi phí cho việc tham quan động Phong Nha vì động Thiên Đường đẹp gấp nhiều lần . Trái ngược với điều này theo số liệu tôi điều tra hiện tại 85% du khách tham quan động Thiên Đường là người Việt Nam, 10% du khách nước ngoài là Tây Ba Lô, 5% còn lại là Tây du lịch hạng sang, đối với người nước ngoài thì Động Phong Nha vẫn là một điểm đến không thể thiếu mỗi khi đến Việt Nam. Hướng dẫn viên du lịch động Thiên Đường cho  rằng: Động Phong Nha có thương hiệu lâu đời và tên của nó gắn liền với vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng rất được chú ý đối với du khách thế giới, còn động Thiên Đường mới chỉ khám phá gần đây, .  Ý kiến đó có thể đúng, nhưng như những gì tôi trình bày ở trên mỗi động đều có một vẻ đẹp đặc thù riêng, nếu bạn thực sự là người thích khám phá vẻ đẹp Việt Nam, nếu bạn là một dân du lịch chính hiệu bạn nên khám phá cả hai động và tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng.

   Nhân đây cũng xin chia sẻ cảm nhận của tôi sau khi ghé thăm động Thiên Đường. Với những vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng, thật lòng tôi phải thốt lên rằng “Rất tuyệt vời”- tuyệt vời như thế nào thì tôi nghĩ bạn nên khám phá theo cách của riêng bạn- tuy nhiên tôi ghét cái cách dẫn dắt các hình ảnh từ đầu điểm tham quan đến cuối điểm tham quan ngoại trừ phần mở đầu nói về quá trình khám phá động cũng như các số liệu liên quan, rời rạc chắp nối, không ăn nhằm gì với tên gọi của nó. Nói về tôn giáo trong đạo Phật không có thiên đường, trong khi đó đa số các thạch nhũ được áp đặt tưởng tượng theo các hình tượng đạo Phật. Một điều vô lý nữa là đan xen trong động có hình ảnh ông già nôen, hang chúa tái thế…nếu như đạo Phật coi con người là trọng tâm của vũ trụ, đặt nặng kiếp luân hồi và ko có đấng tạo thế. Thiên chúa giáo tôn Chúa trời là đấng tạo thế, Chúa trời là trung tâm vũ trụ, mọi hành động quyền lợi hay các hình thức xử phạt con người đều từ Chúa..Hai tư tưởng khác nhau, không đội trời chung nhưng nay lại cùng chung một động. Du khách có quyền tự tưởng tượng theo cách của riêng họ nhưng nếu muốn dẫn dắt họ vào câu chuyện của mình cho chuyến khám phá thêm phần thú vị, thiết nghĩ Hướng Dẫn Viên nên đưa ra một câu chuyện vừa phù hợp với tên của Động, vừa có sự  xuyên suốt từ đầu đến cuối hay ít ra nội dung hợp lý gắn liền với vẻ đẹp văn hóa dân tộc bởi tôi rất thích thú khối thạch nhũ tạo hình ngôi nhà Rông, và các thửa ruộng bậc thang sẽ tăng thêm giá trị văn hóa và tâm linh theo hướng tối ưu nhất.Thêm một điều vô lý nữa, làm từ thiện hay góp tiền tu sửa chùa chiền là việc tôi chưa bao giờ né tránh. Theo như lời hướng dẫn viên chúng tôi thắp một nén hương cầu nguyện Sơn Thần bảo hộ cho cuộc hành trình vào trong động..điều đó rất tốt nhưng tôi không hiểu vì sao người ta đặt hòm công đức ở đây. Nếu như quyên góp cho chùa chiền hay làm từ thiện thì tôi không thấy một một ngôi chùa nào hay ít nhất một bảng trích dẫn nào để nói lên mục đích công đức. Còn nếu để quyên góp tiền mua hương thắp thì tôi nghĩ tiền vé đã bao gồm rồi. Phải chăng các Doanh nghiệp không biết cách làm từ thiện?

Nguyễn Quang Kí Sự

 

BACK TO TOP